Web Analytics Made Easy -
StatCounter
 

Những món ăn nhất định phải có khi thưởng trà

Đăng bởi Administrator
Ngày, 18/03/2020


Từ xưa đến nay người Việt vốn có thói quen uống trà, từ người nông dân chân lấm tay bùn đến các bậc văn nho cầm bút; ai ai cũng đều đã từng nhấp qua, hay đã từng được tiếp đãi bằng chén trà đượm vị thanh cao. Trà là thứ bắt nguồn từ thiên nhiên, trải qua tinh hoa năm tháng hình thành từ lá trà non, bao công đoạn tỉ mỉ mới có thể có được chén trà thơm lừng. Bởi vậy mà việc thưởng trà đã trở thành một nét nghệ thuật độc đáo trong văn hóa người Việt.
Nền văn hóa trà Việt tuy không có có vẻ ngoài hào nhoáng như trà Trung Hoa, không câu nệ lễ tiết như trà đạo Nhật Bản. Nhưng chúng ta cũng có những nét riêng về văn hóa trà mà không có quốc gia nào có được. Một trong những nét độc đáo của văn hóa trà Việt chính là các món ăn khi thưởng trà. Vậy mới nói khi thưởng trà, người ta đâu uống trà xuông, mà phải có các món ăn kèm; vừa làm dậy hương trà, vừa là cái thú nhấm nháp khiến ta vui vẻ. Thú vui tao nhã này theo nghệ thuật thưởng trà đã bao đời nay, ngày càng trở nên đa dạng. Các bạn hãy cùng BATTRANG.INFO tìm hiểu về điều này nhé!

ấm trà gốm sứ Bát Tràng

ấm trà gốm sứ Bát Tràng

Nói đến các món ăn có mặt trên bàn trà ngày xưa không thể không kể đến các loại bánh, kẹo, mứt cổ truyền như bánh đậu xanh, bánh cốm, kẹo lạc, mứt dừa, mứt cà rốt… hay các loại ô mai, hạt bí, hạt dưa. Các loại bánh kẹo hay mứt này đều mang một đặc điểm chung là có vị ngọt thanh, rất phù hợp để ăn khi thưởng trà.

Bánh đậu xanh:

Bánh đậu xanh là một món ăn được rất nhiều người yêu thích. Đây là loại bánh có mùi vị rất hấp dẫn mà chỉ cần ngửi thôi cũng đã khiến mọi người say mê. Khi đặt một viên bánh vào miệng ta sẽ thấy cái ngọt bùi tinh tế mà không loại bánh nào có được. Lại nhấp thêm ngụm trà ấm nóng, cảm nhận từng viên bánh vàng ươm thơm lừng, ngọt dịu như tan ra trong miệng, hòa quyện với nước trà tạo ra một mùi vị thật khó cưỡng.

Thưởng trà cùng bánh đậu xanh

Thưởng trà cùng bánh đậu xanh
 

Bánh cốm:

Thưởng trà cùng bánh cốm

Thưởng trà cùng bánh cốm

Từ lâu bánh cốm đã trở thành một loại bánh đặc sản của người dân Hà Nội. Bánh cốm dẻo, dai, ngòn ngọt; ngậy hương thơm cốm, hương đậu xanh và lá dứa. Nếu kết dùng trà xanh hay bạch trà để thưởng thì thật không còn gì bằng.

Bánh trung thu, bánh chả:

Thưởng trà cùng bánh trung thu

Thưởng trà cùng bánh trung thu

Bánh trung thu hay bánh chả đều là các loại bánh mang đậm hương vị của tiết Trung Thu _ tiết mà người ta vọng trăng, thưởng trà. Bánh trung thu truyền thống Việt bao gồm 2 loại: bánh nướng và bánh dẻo. Nhân bánh thường bao gồm có nhân đậu xanh (hay hạt sen) hoặc nhân thập cẩm (với mứt bí, mỡ đường, jambon, lạp xưởng, lá chanh v.v.) với hình hộp tròn đặc trưng. Bánh chả được làm khá giống bánh nướng bởi phần nhân và cách nướng giống nhau. Chỉ khác lớp vỏ bánh được cán mỏng, cuốn tròn phần nhân như cuốn nem, sau đó cắt xéo thành từng miếng nhỏ rồi mới đem nướng.
Và trong dịp phá cỗ trông trăng đêm trung thu, hai loại bánh được mang ra ăn cùng nhau, bên cạnh những chén trà tỏa hương nghi ngút. Chén trà sẽ làm dịu đi vị ngọt đậm của bánh, cũng như miếng bánh, sẽ khiến ly trà thêm phần hương vị.

Kẹo lạc:

Một món kẹo truyền thống rất hợp với nước trà chính là kẹo lạc. Thanh kẹo lạc giòn tan, có mùi vị bùi béo và thơm của lạc, vừng.  Ăn đến đâu liền cảm thấy vị ngọt dịu, mát thanh của đường và mạch nha đến đấy. Thế nên dẫu ngày này bánh kẹo truyền thống có dần mất vị thế trước cơn bão bánh kẹo ngoại ồ ạt thì kẹo lạc vẫn có chỗ đứng riêng, vẫn xuất hiện từ quán cóc vỉa hè đến phòng khách gia đình.

Thưởng trà với kẹo lạc

Thưởng trà với kẹo lạc

Trẻ con ăn kẹo lạc không, vì nó giòn và vị nó ngọt; còn người lớn sẽ dùng kẹo lạc thưởng trà để cảm nhận được sự hòa hợp đến đáng kinh ngạc của cặp đôi dân dã này. Cái ngọt nét của thanh kẹo làm át cái chát nồng của của trà, và chính vị chát ấy lại giúp xoa dịu vị sắc đến khé cổ của mật mía, khiến cặp đôi này trở nên vô cùng xứng hợp. Đặc biệt vào tiết trời lạnh mùa đông của khu vực phía Bắc thì được thưởng thức món này trong thời gian ấy là thật tuyệt.
Nếu bánh trung thu được dùng để thưởng trà chủ yếu trong tiết trung thu thì các loại mứt cũng được ưu ái khi được đặt cạnh bộ ấm trà vào dịp Tết cổ truyền của người Việt. Mứt có nhiều loại chủ yếu làm từ các loại củ, quả sao đường, ngào đường như cà rốt, gừng, quýt, dừa, dứa, chuối, khế, hồng, nho, hạt sen… Với đặc điểm chung là luôn có một lớp đường mỏng hay siro bao phủ bên ngoài. Ngày tết là ngày gia đình quây quần bên nhau với món mứt là không thể thiếu được. Ắt hẳn sẽ thật tuyệt vời nếu bạn tặng cho bố mẹ, ông bà một hộp bánh mứt kèm một hộp trà ngon hay bộ ấm trà hảo hạng.
Ô mai

Thưởng trà cùng ô mai

Thưởng trà cùng ô mai

Chẳng ai biết rõ ô mai đã có tự bao giờ, chỉ biết rằng cái thức quà dân dã này đã trở thành một “chất nghiện” của người dân Việt. Ô mai có hàng trăm loại rực rỡ sắc màu: nâu bóng, đỏ tươi, xanh mát mắt, ươm vàng màu nắng... với đủ loại hương vị nhưng không hề hòa lẫn vào nhau; đủ chua, cay, mặn, ngọt. Vị nào cũng toát lên cái chất tinh túy riêng của mình, khách chỉ ngửi thoáng qua cũng đã thấy tê tê, cay cay đầu lưỡi.
Trái ô mai nhỏ xinh không thể ăn một cách vội vã, mà cứ khoan thai, chậm rãi hít hà hương thơm sánh quyện của trái chín lên men. Đến khi hương thơm ắp đầy cánh mũi, mới khẽ ngậm từng trái ô mai trong miệng, cảm nhận chất vị đậm đà của lớp phấn trắng tinh bám đầy quanh trái đang tan ra. Vừa thưởng thức phần thịt quả, lại vừa cầm ly trà uống, rồi cắn nhẹ hạt ô mai nhỏ xíu để nếm vị nhân bùi bùi ngầy ngậy. Hương vị này có lẽ sẽ khiến ta không thể quên.

Hạt bí, hạt dưa

Uống trà cùng ăn hạt dưa

Uống trà cùng ăn hạt dưa

Hạt dưa thường được sử dụng chủ yếu cùng với trà trong những ngày tết, Hạt bí hay hạt dưa đều là các loại hạt lấy từ quả cây, đem rửa sạch, phơi khô rồi rang lên. Nhiều nơi còn nhuộm màu hạt cho đẹp, hoặc rang với húng lìu để tạo vị ngòn ngọt thơm ngon. Trong những buổi tiếp chuyện, bàn luận cùng bạn bè thì bên cạnh ấm trà nếu có thêm đĩa hạt bí, hạt dưa. Chủ khách cùng nhau vừa thưởng trà, vừa tí tách cắn hạt, khiến cho không khí bỗng trở nên thật thân thiện, cởi mở.

Ấm chén gốm sứ Bát Tràng

Ấm chén gốm sứ Bát Tràng

Ấm chén gốm sứ Bát Tràng - Battrang.info

Ấm chén gốm sứ Bát Tràng - Battrang.info

Qua bài viết trên BATTRANG.INFO đã phần nào giúp các bạn hiểu được khi thưởng trà, nhất định phải có 1 trong các món ăn này để dậy lên hương vị của trà.  Để mua được những bộ ấm pha trà chất lượng, đẹp về kiểu cách và hình dáng, giúp cho không gian thưởng trà trở nên thơ mộng, lãng mạn. Mời Quý khách hàng đến với gốm sứ Bát Tràng – Battrang.info để có những bộ ấm chén pha trà như ý nhé.
CHÚNG TÔI CAM KẾT:
- Hàng Bát Tràng
- Hàng được vẽ bởi Nghệ Nhân
- Nung ở nhiệt độ cao khử hoàn toàn chì, an toàn cho người sử dụng. Màu sắc là - màu men bền vĩnh cửu với thời gian!
- Bảo hành 1 đổi 1 nếu lỗi do nhà sản xuất
- Mẫu mã đang dạng và luôn được cập nhật
- Giá cực tốt
- Miễn phí ship nội thành Hà Nội
- Hàng luôn có sẵn
🌍http://battrang.info
☎️ 0942211992 - 0987846706
🏠 CH1: số 115 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
✔️CH 2: số 10 ngõ 45 phố Nguyên Hồng, Đống Đa, HN
✔️CH 3: số 75 Đặng Thuỳ Trâm, Cầu Giấy, HN
✔️CH 4: số 239 Ngô Gia Tự, Hải An, Hải Phòng

 

 

Viết bình luận của bạn: